Return to site

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18 Văn 9 tập 1 Cánh diều

· THCS

Những kiến thức về chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ luôn là một vấn đề cần được chú ý và quan tâm bởi những tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ Văn thường có sự xuất hiện của ba loại chữ này. Bởi vậy, hãy cùng VUIHOC Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18| Văn 9 tập 1 Cánh diều để nắm được chi tiết hơn nhé!

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18 Văn 9 tập 1 Cánh diều

1. Câu 1 trang 18 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Trong những tác phẩm sau đây, tác phẩm nào viết bằng chữ Hán, tác phẩm nào được viết bằng chữ Nôm và tác phẩm nào được viết bằng chữ Quốc ngữ?

Trả lời:

Viết bằng chữ Hán

- Sông núi nước Nam

- Nhật kí trong tù

- Hịch tướng sĩ

Viết bằng chữ Nôm

- Quốc âm thi tập

- Truyện Lục Vân Tiên

- Truyện Kiều -

Viết bằng chữ Quốc ngữ

-Tuyên ngôn Độc lập

- Lão Hạc

- Tắt đèn

- Dế Mèn phiêu lưu kí

2. Câu 2 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Tìm cách diễn đạt phù hợp ở bên B và giải thích tại sao cách diễn đạt ấy lại phù hợp với mỗi loại tác phẩm được nêu ra ở bên A.

Lời giải:

a- 1 và 2 vì viết bằng chữ Hán cần phải có phiên âm sang chữ quốc ngữ để có thể hiểu từ đó và dịch được nghĩa sang tiếng Việt nhằm hiểu bài thơ

b- 3 vì chữ Nôm chỉ cần được chuyển thành chữ quốc ngữ để có thể hiểu nghĩa

3. Câu 3 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Hãy tìm thêm một vài ví dụ về những trường hợp sau trong chữ Quốc ngữ:

Trả lời:

a. Trường hợp sử dụng một chữ cái khác nhau để ghi cùng một âm: ghi âm /z/ bằng những chữ r, d.

b. Trường hợp sử dụng một chữ cái để ghi nhiều âm khác nhau: sử dụng chữ i vừa để ghi âm /i/ vừa để ghi cho âm /i:/

c. Trường hợp ghép nhiều chữ cái để có thể ghi một âm như là ng, ngh, tr, th…

4. Câu 4 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 6 – 8 dòng) trình bày những suy nghĩ của em về thuận lợi trong quá trình học chữ Quốc ngữ và sử dụng chữ Quốc ngữ để viết được những tên riêng nước ngoài, những thuật ngữ khoa học có nguồn gốc từ nước ngoài.

Lời giải:

Đoạn tham khảo 1:

Chữ Quốc ngữ là một danh từ chung, để chỉ cho các thứ chữ của một nước, chẳng hạn như chữ Nôm cũng là một chữ Quốc ngữ của nước ta ở trong một thời kỳ, nên danh từ chữ Quốc ngữ để chỉ cho chữ viết mà chúng ta sử dụng ngày nay. Chữ này thoạt đầu do những vị giáo sĩ phương Tây truyền đạo tại Việt Nam, họ lấy mẫu tự La Tinh, ghép lại để có thể ghi âm địa danh và những nhân vật địa phương, từ đó nó đã trải qua nhiều thời kỳ hình thành cho tới ngày nay. Khác với nhiều hệ thống ngôn ngữ ở trên thế giới, với 29 âm trong đó bao gồm 11 nguyên âm, 17 phụ âm, 1 bán nguyên âm và 5 thanh điệu (sắc, hỏi, huyền, ngã, nặng) đã làm cho tiếng Việt càng thêm trầm bổng linh hoạt với giai điệu và tiết tấu vô cùng sinh động đầy nhạc tính. So với chữ Hán và chữ Nôm là kiểu chữ tượng hình thì chữ Việt theo hệ chữ latinh vô cùng phù hợp trong việc viết những tên nước ngoài hoặc các thuật ngữ khoa học…

Đoạn tham khảo 2:

Học chữ Quốc ngữ và sử dụng được chữ Quốc ngữ là một lựa chọn rất phù hợp của dân tộc Việt. Người học chữ Quốc ngữ sẽ được cấp cho nguyên liệu đó là 29 ký tự và họ sẽ được thỏa sức sáng tạo với những mô hình lắp ghép những ký tự rời rạc ấy. Với bất kỳ mô hình lắp ghép đúng đắn nào của những ký tự Latin, chữ Quốc ngữ đều có thể được dễ dàng phát âm một cách chuẩn xác theo đúng những quy ước mà ký tự đó mô phỏng âm thanh tự nhiên tiếng Việt. Đại bộ phận người dân Việt Nam đã có thể từng bước tiếp cận đến sách vở, nguồn cung cấp tri thức hữu ích dành cho nhân loại, cũng như với báo chí, nguồn thông tin được cập nhật hằng ngày, để dần thoát khỏi đời sống u tối và trì trệ mà giai cấp thống trị luôn muốn duy trì.

Đoạn tham khảo 3:

Trong thời đại của sự tiếp xúc và giao lưu, việc hội nhập trở thành một đòi hỏi vô cùng bức thiết. Dù rằng không phải lúc nào cũng được nhìn nhận một cách khách quan, trong thực tế, chữ Quốc ngữ đã góp một phần đáng kể trong việc kéo gần hơn khoảng cách Việt Nam với thế giới, với xu thế ngày một phát triển kỹ thuật công nghệ của thời đại. Bằng sự gia nhập vào cộng đồng những nước sử dụng đến hệ chữ cái Latin, chữ Quốc ngữ giúp cho việc hiểu những thuật ngữ quốc tế, và đặc biệt là phiên chuyển tên riêng tiếng nước ngoài thành tiếng Việt theo hình thức để nguyên dạng đảm bảo được tính chính xác cũng như tính khoa học; giúp cho việc xác định những nhân danh và địa danh đó đích xác và dễ dàng hơn.

 

VUIHOC đã hướng dẫn chi tiết phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 18| Văn 9 tập 1 Cánh diều qua bài viết phía trên. Từ bài soạn, hy vọng các em có thể hiểu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Ngoài bài soạn phía trên ra, nếu muốn tham khảo về nhiều bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác của môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để đăng ký ngay cho mình khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé!

Nguồn: