VUIHOC sẽ hướng dẫn các em cách Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm tác dụng của việc sử dụng các chú thích ở dưới chân trang văn bản và các điển tích điển cố có trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức
1. Câu 1 trang 17 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức
Đọc lại các chú thích ở chân trang của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” và cho biết những trường hợp sử dụng điển tích, điển cố. Nếu sách giáo khoa không giải thích, em có hiểu được ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố đó không? Vì sao?
- Chú thích ở chân trang văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”:
- Trước đoạn Mị Nương gieo mình xuống sông Hoàng Giang: Cỏ Ngu mĩ, Ngọc Mị Nương, nước hết chuông rền, núi Vọng Phu, ngõ liễu tường hoa, mùa dưa chín quá kì,...
- Khi Phan Lang khuyên Mị Nương về lại trần gian: Tinh Vệ, Tào Nga, Ngựa hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam,...
- Nếu sách giáo khoa không giải thích thì em không thể hiểu được nghĩa của các điển tích điển cố trên. Bởi đây là những từ sử dụng trong dân gian từ rất lâu và không được sử dụng phổ biến trong cuộc sống nên khá xa lạ với em.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 Kết nối tri thức
2. Câu 2 trang 17 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức
Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
- Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.
- Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.
- Nương tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ mà có mối hận gieo mình nơi sông.
- Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam.
a. Cho biết các cụm từ in đậm có đặc điểm gì chung.
- Các cụm từ in đậm phía trên có đặc điểm chung ở chỗ tất cả đều là những điển tích điển cố có từ xa xưa.
b. Đọc chú thích để biết nghĩa của các cụm từ in đậm trong các câu trên.
- Núi Vọng Phu: Là núi đá có hình ảnh người phụ nữ đang bế con chờ chồng trở về. Có khá nhiều địa danh có hình ảnh ngọn núi Vọng Phu như ở Thanh Hóa, Lạng Sơn, Nghệ An, Bình Định, DakLak,...
- Ngọc Mị Nương: Đây là hình ảnh xuất phát từ truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy. Ngọc Mị Nương chính là ngọc trai trong giếng nước, là minh chứng cho một cái chết nhưng vẫn luôn giữ được ánh sáng trong lòng.
- Cỏ Ngu mĩ: Đây là loại cỏ được biết theo điển tích về nàng Ngu Cơ, vợ của Hạng Vũ. Điển tích nói rằng khi mà Hạng Vũ thua trận phải chạy đến Cai Hạ thì nàng Ngu Cơ đã lựa chọn rút gươm tự vẫn chứ nhất quyết không theo giặc. Hồn nàng Ngu Cơ đã nhập vào ngọn cỏ bên sông biến thành Cỏ Ngu mĩ.
- Tào Nga: Vào thời Đông Hán tại Trung Quốc, nàng Tào Nga vào khi 14 tuổi đã gieo mình xuống sông tự vẫn khi thấy cha mình bị chết đuối. Sau đó một vài ngày thì mọi người nhìn thấy thi thể của nàng Tào Nga ôm xác cha mình nổi từ dưới sông lên.
- Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam: Tại phương Nam là nơi có rất nhiều loài ngựa quý còn nơi phía Nam sẽ luôn có nhiều loài chim lạ. Mỗi khi thấy gió Bắc về là ngựa Hồ sẽ hí lên còn với các loài chim dù ở đâu thì mỗi khi mùa đông về sẽ luôn tìm về nơi phía Nam tránh rét.
c. Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ cảnh.
- Việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ cảnh phù hợp có tác dụng:
- Giúp cho câu văn trở nên ngắn gọn nhưng lại dễ hiệu và có cảm giác uyên bác tri thức hơn.
- Ngữ cảnh câu khi đó trở nên trang nhã, lịch sự mà lại rất phong phú về mặt ý nghĩa.
- Khắc họa rõ ý câu và gửi gắm thông điệp của tác giả.
Qua bài viết trên, VUIHOC đã mang đến cho các em Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm trong việc hiểu thêm về các chú thích của điển tích điển cố khác nhau. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của VUIHOC nhé!
Nguồn: