Bài viết dưới đây chính là Soạn bài viết bài văn nghị luận về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm về quá trình vay mượn - cải biến và sáng tác ra một tác phẩm văn học.
1. Soạn bài viết bài văn nghị luận về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học: Bài viết tham khảo
1.1 Câu 1 trang 120 sgk văn 12/1 kết nối tri thức
Theo tác giả bài viết, trong truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, Hòa Vang đã kế thừa và làm biến đổi những phương diện cơ bản nào của mẫu gốc
Trong truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, Hòa Vang đã kế thừa và làm biến đổi một số phương diện cơ bản của mẫu gốc chính là:
a) Kế thừa một số phương diện:
- Cốt truyện: Hòa Vang đã giữ nguyên vẹn cốt truyện của truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh như
- Hùng Vương thứ 18 đã tuyến bố với cả nước về chuyện trọng đại của hoàng tộc là tổ chức kén rể cho nàng công chúa xinh đẹp nết na Mỵ Châu.
- Hai vị thần của núi rừng với biển cả và Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đến tham gia ứng cử làm rể Vua, cầu hôn công chúa.
- Hòa Vang đã giữ nguyên những món lễ vật mà Vua Hùng đã yêu cầu như voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao,...
- Cuộc thi tài giữa hai vị thần cũng được giữ nguyên.
- Kết quả chung cuộc vẫn luôn là như vậy, Sơn Tinh chiến thắng còn Thủy Tinh thất bại.
- Vì tức giận khi thua cuộc nên hàng năm Thủy Tinh đều dâng nước lên để đánh Sơn Tinh.
- Nhưng với tài năng của mình, năm nào Thủy Tinh cũng giành thắng lợi trước Thủy Tinh và bảo vệ thành công bờ cõi giang sơn của mình.
- Giữ nguyên các tuyến nhân vật chính như Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mỵ Nương.
- Mô típ nội dung chuyện quen thuộc trong các câu chuyện truyền thuyết của đất nước ta:
- Mô típ tổ chức kén rể cho công chúa.
- Mô típ ra đề để thử thách tài năng chàng rể.
- Mô típ anh hùng tranh giành mỹ nhân.
- Mô típ thiện luôn thắng ác.
b) Biến đổi so với bản gốc:
- Cách miêu tả và tính cách của nhân vật:
- Sơn Tinh: Thể hiện được rõ bản chất anh hùng có trong vị thần núi này, cách miêu tả sinh động và chi tiết hơn khiến người đọc có thể thấy rõ sự tài năng, mạnh mẽ và quyết đoán của chàng.
- Thủy Tinh: Tính cách có phần thay đổi khi được miêu tả thành một người si tình, yêu say đắm và có tình cảm sâu động với Mỵ Nương chứ không chỉ là một vị thần tài năng nhưng hung bạo và chỉ dùng sức mạnh để đoạt mọi thứ.
- Mỵ Nương: vẫn là cô công chúa xinh đẹp dịu dàng nhưng lại được thể hiện nội tâm phức và rõ ràng hơn khi rõ ràng có thể thấy được sự thương cảm của nàng với Thủy Tinh.
- Các chi tiết mới trong cốt truyện:
- Mỵ Châu lựa chọn Sơn Tinh không chỉ do chàng đã trả lời xuất sắc câu hỏi của nhà vua mà còn vì cô yêu mến phẩm chất của anh chàng.
- Sự đau khổ của Thủy Tinh sau khi chàng thua cuộc, đánh mất người mình yêu nhất.
- Những nỗ lực trong hành động của Mỵ Nương khi luôn cố gắng hàn gắn mối quan hệ của Sơn Tinh với Thủy Tinh.
- Sự biến chuyển trong đoạn kết của tác phẩm không phải là cuộc chiến tranh triền miên kéo dài đời đời kiếp kiếp mà điều hướng đến sự hòa giải giữa hai vị thần.
Sự sáng tạo trong nghệ thuật khi Hòa Vang đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trữ tình lãng mạn cũng như cách mô tả hình ảnh thiên nhiên sinh động. Ông còn lồng ghép nhiều chi tiết có trong đời sống hiện thực vào trong cốt truyện chỉ có trong tưởng tượng này.
Chủ đề chính của tác phẩm nói về tình yêu thương, thấu hiểu và hòa hợp giữa những điều tưởng chừng xung khắc với nhau. Qua đó cũng ca ngợi sức mạnh và trí tuệ của con người trong mọi vấn đề.
Sự kế thừa và biến đổi một số phương diện cơ bản của nguyên mẫu Sơn Tinh Thủy Tinh đã tạo nên tác phẩm “Sự tích những ngày đẹp trời” vừa quen thuộc lại rất mới mẻ, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả. Không chỉ giữ trọn vẹn được giá trị truyền thống vượt thời gian của tác phẩm mà còn nói lên được góc nhìn mới mẻ của tác giả về tác phẩm.
Có thể nói “Sự tích những ngày đẹp trời” là sáng tạo có phần đột phá của Hòa Vang dựa theo nguyên mẫu truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh. Tuy khi đọc, người đọc dễ dàng đoán trước được nội dung của tác phẩm nhưng nhờ sự kế thừa có chọn là và sáng tạo mới mẻ của mình mà Hòa Vang phần nào vẫn có thể tạo ra một vài bất ngờ cho độc giả.
>> Xem thêm: Soạn văn 12 kết nối tri thức
1.2 Câu 2 trang 120 sgk văn 12/1 kết nối tri thức
Khi bàn về sự “biến đổi” của nhân vật ở truyện ngắn so với nhân vật ở “mẫu gốc”. theo bạn, tác giả bài viết đã có những phát hiện mới mẻ nào?
Theo em, khi bàn về sự “biến đổi” của nhân vật ở truyện ngắn so với nhân vật ở “mẫu gốc” thì tác giả Hòa Vang đã có những phát hiện có phần mới mẻ với từng nhân vật như:
a) Nhân vật Thủy Tinh:
- Dưới góc nhìn đa chiều của Hòa Vang, Thủy Tinh dường như biến từ một vị hung thần độc ác chuyên quyền nay lại trở thành một con người si tình.
- Không chỉ tập trung miêu tả sức mạnh cũng như những hành động trả thù khi thua cuộc mà tác giả đã tập trung nhiều hơn vào việc khai thác nội tâm của Thủy Tinh. Qua đó, người đọc có thể thấy được tình yêu sâu sắc mà say đắm của Thủy Tinh đối với cô công chúa Mỵ Nương.
- Không chỉ còn là vì sự hơn thua hay trả thù mà hành động không cam chịu thất bại, hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh đã trở thành hành động của một trái tim yêu thương cuồng nhiệt, tìm mọi cách thức, sử dụng mọi sức mạnh của mình để giành lại được người mình yêu thương.
- Sau khi nhận phần thua trong trận chiến kén rể của vua Hùng thì Thủy Tinh không chỉ ghen tức, giận giữ mà còn là cảm giác chìm ngập trong nỗi buồn, thất tình, thất vọng đến mức tuyệt vọng.
- Nỗi đau của Thủy Tinh được tác giả nhấn mạnh mà miêu tả chi tiết đến mức người đọc không chỉ còn tức giận vì hành động của Thủy Tinh mà phần nào còn cảm thông cho nhân vật này.
b) Nhân vật Mỵ Nương:
- Công chúa Mỵ Nương phần nào chính là đại diện cho những người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Dường như trong truyền thuyết cô luôn nhất nhất nghe theo mọi mệnh lệnh của vua cha chứ không hề thể hiện bất cứ cảm xúc hay suy nghĩ của cá nhân mình.
- Nhưng đến với góc nhìn mới của Hòa Vang thì những tâm tư tình cảm và suy nghĩ của Mỵ Nương được miêu tả rõ hơn. Cô thể hiện rõ sự yêu mến của mình với Sơn Tinh vì chính những phẩm chất của anh chàng. Nhưng với Thủy Tinh cô cũng không hề oán hận mà còn ít nhiều giành sự thương cảm cho anh.
- Cô công chúa phải đứng trước hai sự lựa chọn đều tốt về năng lực, vừa yêu mình, đứng giữa hai người đàn ông một chín một mười.
- Cô còn là người yêu hòa bình khi chủ động đứng ra làm cầu nối cho mối quan hệ rạn nứt của Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỵ Nương đã chủ động tìm đến gặp Thủy Tình và khôn khéo khuyên nhủ anh chàng buông bỏ đi mối thù của mình. Cô không muốn chiến tranh loạn lạc, con dân lầm than nên đã cố gắng dung hòa hai vị thần núi sông.
c) Nhân vật Sơn Tinh:
- Không chỉ nói sơ qua về năng lực cũng như sức mạnh của Sơn Tình mà tác giả Hòa Vang đã khắc họa rõ nét hình ảnh của một vị thần núi quyết đoán, tài năng, mạnh mẽ, là người luôn bảo vệ lãnh thổ con dân của mình.
- Sau khi chiến thắng trận kén rể, lấy được cô công chúa xinh đẹp thì Sơn Tinh còn được miêu tả là một người chồng hoàn hảo luôn thương yêu và quan tâm đến vợ của mình.
1.3 Câu 3 trang 120 sgk văn 12/1 kết nối tri thức
Nêu nhận xét ngắn gọn về cách đánh giá của tác giả bài viết đối với những điểm sáng tạo của Hòa Vang trong việc biến đổi các yếu tố kì ảo.
Tác giả đã có những đánh giá đối với những điểm sáng tạo của Hòa Vang trong việc biến đổi các yếu tố kì ảo:
- Biến đổi ngay từ chính các chi tiết kỳ ảo:
- Các chi tiết kỳ ảo vốn dĩ vô lý không có thực nhưng lại được Hòa Vang giải thích một cách khéo léo về nguồn gốc sức mạnh thực sự của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Sức mạnh kỳ ảo nhưng không xa rời cuộc sống thực tế, Hòa Vang đã khéo léo miêu tả tâm lí nhân vật bằng những ngôn ngữ hiện đại mà rất chân thực.
- Tạo thêm những tình tiết, chi tiết kỳ ảo mới:
- Để tác phẩm truyền thuyết quen thuộc gây ấn tượng mạnh hơn trong lòng người đọc, Hòa Vang đã tạo ra thêm những tình tiết mới mẻ mà hiếm người nào có thể tưởng tượng ra. Có thể kể đến đó chính là chi tiết nàng công chúa Mị Nương chủ động đến gặp Thủy Tinh sau khi chàng thất bại để hòa giải mối quan hệ giữa hai vị thần.
- Cách sáng tạo ra các chi tiết mới như chi tiết nói về giấc mơ của Mỵ Nương đã khiến cho tác phẩm hấp dẫn và phong phú hơn.
- Ngay từ chủ đề của tác phẩm cũng được thể hiện qua các yếu tố kỳ ảo:
- Qua chi tiết Mỵ Nương khuyên nhủ Thủy Tinh đã giúp người đọc thấy được tầm quan trọng của tinh thần hòa hợp, sự thấu hiểu cũng như tình yêu thương trong cuộc sống.
- Con người để có thể tồn tại không thể chỉ dùng đến sức mạnh mà còn cần sống với tình yêu thương.
1.4 Câu 4 trang 120 sgk văn 12/1 kết nối tri thức
Qua việc tìm hiểu bài viết tham khảo, hãy chia sẻ thu hoạch của bạn trong việc rèn kĩ năng viết bài nghị luận về vấn đề tiếp thu, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học.
Qua việc tìm hiểu bài viết tham khảo, tôi đã có một số thu hoạch trong việc rèn kĩ năng viết bài nghị luận về vấn đề tiếp thu, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học:
- Về kiến thức:
- Hiểu rõ được khái niệm: tiếp thu, sáng tạo, cải biến,..
- Nắm rõ mối quan hệ giữa ba khái niệm trên.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc tiếp thu, sáng tạo và cải biến trong việc sáng tạo ra một tác phẩm văn học giá trị.
- Về kỹ năng:
- Kỹ năng phân tích những yếu tố được trải qua quá trình tiếp thu, sáng tạo và cải biến trong một tác phẩm văn học.
- Kỹ năng so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa các tác phẩm có quá trình tiếp thu, sáng tạo và cải biến.
- Kỹ năng lập luận mạnh mẽ và logic để bảo vệ được luận điểm của mình.
- Về phương pháp:
- Phương pháp đối chiếu và so sánh tác phẩm gốc và tác phẩm cùng thể loại và nội dung.
- Phương pháp phân tích các yếu tố được tiếp thu, sáng tạo và cải biến.
2. Soạn bài viết bài văn nghị luận về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học: Thực hành viết
Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học
Nền văn học của mỗi quốc gia đều là một dòng chảy không ngừng và luôn chuyển động để phát triển. Trong dòng chảy như vậy, không thể tránh khỏi việc các nhà văn vay mượn, phỏng theo để sáng tạo ra một tác phẩm văn học khác. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn học.
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là hai ví dụ rõ nét về sự vay mượn và đổi mới trong văn học. Tuy nhiên, Nguyễn Du không chỉ sao chép mà còn lựa chọn các chất liệu mới như bối cảnh, nhân vật, chủ đề… để tạo nên một tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Ông vẫn giữ phần lớn cốt truyện cũng như sườn của tác phẩm nhưng ông cũng đã bổ sung thêm một số chi tiết mới giúp cho câu chuyện hấp dẫn hơn cũng như khơi dậy cảm xúc của người đọc qua việc thêm nhân vật Thúy Kiều, thay đổi đoạn kết,… Về nhân vật, Nguyễn Du đã giữ lại hai nhân vật chính trong Kim Vân Kiều truyện nhưng thổi hồn vào trong cuộc sống của mỗi nhân vật và khiến họ trở thành những con người có tâm hồn sâu sắc, có giá trị nhân văn. Chẳng hạn, nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du tạo dựng là một người phụ nữ tài hoa, thông minh nhưng lại bất hạnh. Bằng cách này, Nguyễn Du đã khéo léo thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ và phê phán xã hội phong kiến độc ác.
Tính sáng tạo là yếu tố then chốt giúp Truyện Kiều có thể khẳng định giá trị của riêng mình và góp phần vào sự phát triển của văn học nước nhà. Nguyễn Du đã tạo ra hai bức chân dung xã hội bộc lộ những tình cảm sâu sắc nhất của một con người và khẳng định tài năng xuất chúng của người đó.
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài viết bài văn nghị luận về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
Nguồn: